Bình tĩnh xử trí khi trẻ bị sốt

Những ngày này, thời tiết đang là một yếu tố khiến số lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao. Điều đáng quan tâm, hầu hết trẻ tới bệnh viện khám và điều trị đều có triệu chứng sốt.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, vào thời điểm này, nếu trẻ sốt, cần nghĩ ngay đến các bệnh: sởi, tay chân miệng, thủy đậu, cúm, quai bị và đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.

Theo BS.CKII.Nguyễn Thị Kim Thoa – Phó Trưởng Bộ môn Nhi (Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM), hiện đang là mùa dịch của nhiều loại bệnh như: sởi, tay chân miệng, thủy đậu, cúm, quai bị và đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.

Các loại bệnh này đều có triệu chứng là sốt. Chẳng hạn, trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp thường bị sốt kèm theo ho, sổ mũi. Hay trẻ mắc bệnh viêm mũi họng do cảm cúm cũng thường có triệu chứng: sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng.

Trẻ bị viêm tai giữa cấp (do viêm đường hô hấp trên) thường sốt, đau tai, ù tai, chảy mủ tai, nghe kém một bên; nếu bị sốt 3 ngày mà vẫn không hạ sau khi uống thuốc thì nhiều khả năng bị viêm màng não.

Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết, sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Cha mẹ cần hiểu đúng về sốt để xử trí trúng bệnh cho trẻ. Bình thường, nhiệt độ của trẻ dưới 37,50C nếu đo ở nách, dưới 380C nếu đo ở hậu môn và không quá 37,20C nếu đo ở miệng.

Nhiệt độ của trẻ còn thay đổi theo thời điểm trong ngày, thân nhiệt hơi thấp vào buổi sáng, hơi cao vào buổi chiều tối. Và tăng khi trẻ chạy, nhảy, tập thể dục, tắm nước nóng, ủ ấm quá mức.

Trẻ bị sốt khi nhiệt độ đo ở hậu môn từ 380C trở lên, hoặc nhiệt độ đo ở nách từ 37,50C. Sốt cao khi nhiệt độ đo ở nách trên 38,50C. Sốt cao hoặc rất cao cũng rất khó xác định vì sao trẻ ốm. Bởi có nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ: nhiễm khuẩn và không do nhiễm khuẩn. Nhiễm siêu vi (virus) là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt.

Có rất nhiều loại siêu vi khác nhau gây bệnh ở trẻ em: bệnh tay chân miệng, sởi, quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết. Nhiễm vi trùng cũng gây ra sốt.

Thường gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm phổi, viêm họng, viêm amidan; đường tiêu hóa (tiêu chảy do vi trùng đường ruột); đường tiểu; nhiễm khuẩn tai (viêm tai giữa, viêm tai xương chũm).

Các bệnh lý nặng ở trẻ: viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ khiến trẻ sốt. Trẻ sẽ bị sốt khi nhiễm ký sinh trùng hay mắc bệnh lao.

Các nguyên nhân không do nhiễm khuẩn: sốt do chấn thương, phỏng, mọc răng; sốt do thuốc, bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính; sốt sau chích ngừa hay bé (dưới 3 tháng tuổi) bị ủ ấm quá mức cũng gây ra sốt cho trẻ.

Sốt không phải là bệnh mà là một triệu chứng. Bản thân tình trạng sốt không gây hại, đôi khi nó lại là một dấu hiệu tốt, vì đó thường là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Tuy nhiên, sốt cũng có thể gây cho trẻ sự khó chịu như: nhức đầu, chóng mặt, khó chịu, quấy khóc, chán ăn, khô niêm mạc môi miệng… Ngoài ra, sốt làm gia tăng mất nước, muối cùng các vitamin tan trong nước, đặc biệt vitamin nhóm B và C.

Tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng nếu trẻ vẫn thích chơi, đang ăn uống tốt, sắc da bình thường, tỉnh táo và mỉm cười đáp lại, trông tươi tỉnh hơn khi thân nhiệt hạ. Riêng với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nhiệt độ đo được ở hậu môn là 380C hoặc cao hơn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Trẻ sơ sinh, sốt nhẹ cũng là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khi sốt cao trên 390C có thể co giật toàn thân (nóng làm kinh).

Do vậy, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát, giảm nhiệt độ trong phòng, cho bé bú sữa và uống nhiều nước…

Chỉ lau mát khi sốt quá cao

BS Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết, vấn đề lau mát cho trẻ bị sốt là rất quan trọng. Song hiện nay, phần lớn các bậc cha mẹ lau mát cho trẻ không đúng thời điểm – lau mát khi nhiệt độ trẻ thấp hơn 38,50C.

Cách lau mát đúng là khi trẻ sốt rất cao (từ 39,50C trở lên), trừ trẻ có nguy cơ co giật khi sốt (trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đã từng co giật khi sốt cao hoặc trong gia đình có người co giật khi sốt). Không lau mát cho trẻ bị sốt kèm theo ho để không tăng nguy cơ viêm phổi.

Khi lau mát cho trẻ, nếu không có nhiệt kế để đo nhiệt độ nước, có thể kiểm tra bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.

Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi khô, đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Không đắp khăn lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. Nếu khi lau, trẻ có triệu chứng run lập cập phải kiểm tra lại nước vì có thể nước quá lạnh.

Tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn để lau vì các chất này có thể thấm qua da và gây ngộ độc cho trẻ. Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,50C. Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Cùng với việc lau mát, cách đo nhiệt độ cho trẻ cũng rất đáng quan tâm. Có 4 cách là đo ở hậu môn, tai, miệng, nách và đo ở trán bằng miếng dán. Nhiệt độ đo ở miệng hay hậu môn chính xác hơn đo ở nách.

Tuy nhiên, không nên đo ở hậu môn nếu trẻ đang bị tiêu chảy hoặc có bệnh lý ở vùng hậu môn.

Và không nên đo nhiệt độ ở miệng ngay sau khi trẻ ăn hoặc uống những thức ăn nóng hay quá lạnh. Theo khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì có nguy cơ trẻ cắn bể nhiệt kế.

 Lời khuyên của thầy thuốc

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể chăm sóc và theo dõi bé tại nhà. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ nôn tất cả mọi thứ, trẻ co giật, trẻ sốt kèm tay chân lạnh; trẻ bỏ bú, không uống được bất cứ thứ gì; trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 380C, ngủ li bì, ngủ nhiều khó đánh thức; trẻ nhỏ có thóp trước (mỏ ác) phồng cao, trẻ có triệu chứng cứng cổ; trẻ có dấu hiệu xuất huyết: nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê.

Ngoài ra, nên đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ sốt tái lại sau 2 ngày không đỡ, trẻ sốt cao trên 400C; trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu: trẻ ho, khò khè hoặc khó thở; trẻ có ói hoặc tiêu chảy; trẻ sốt kèm phát ban; trẻ than đau tai, chảy nước tai, hoặc sưng đau sau tai; trẻ sốt kèm đau đầu dữ dội, đau họng, đau bụng, sưng và đau khớp…

Nguồn: Sưu tầm

phụ huynh nói gì về MN bồ câu nhỏ

Các bé 12 - 36 tháng tuy còn nhỏ nhưng trường đã có một chương trình riêng để có thể phát triển tốt cả thể chất lẫn tư duy cho trẻ.

Phương Dung / SCB Bank

Bé được các cô chăm sóc rất tốt, MN Bồ Câu Nhỏ đã tạo cho con một môi trường ấm áp và nhanh chóng hòa nhập hơn.

Vân Phạm / Ánh Sao

Nhờ học trường MN Bồ Câu Nhỏ mà con tôi rất tư tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Phương pháp giáo dục chuẩn quốc tế.

Hiền Hoàng / Giáo viên

Trường có đội ngũ giáo viên tận tâm, có kinh nghiệm, nhiệt tình, yêu thương trẻ. Cơ sở vật chất hiện đại. Bé học được nhiều điều mới và tự tin trong cuộc sống.

Tram Phan / Siêu thị điện máy

Bé được chăm sóc và dạy rất tốt, môi trường học vui vẻ và thân thiện. Phát triển tốt kỹ năng sống, bé biết yêu thương mọi người trong gia đình. Sẽ giới thiệu cho các phụ huynh khác.

Tuyết Trinh / Nguyên Nhi Phát

Trường dạy chuẩn Montessori nên các bé được phát triển tư duy một cách sâu sắc không gò bó. Giáo viên thân thiện và yêu trẻ, thực đơn dinh dưỡng và phong phú.

Thảo Nguyễn / Cty giấy Tân Mai

Bé phát triển một cách tự nhiên, tự tin khi tiếp xúc với người lớn. Trường sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất hiện đại. Trường có sân chơi cho trẻ, giáo viên vui vẻ và tận tâm.

Tâm Phan / HSBC Bank

Trường MN Bồ Câu Nhỏ có học phí rất ưu đãi so với các trường khác ở Quận 1. Con tôi học được 3 năm nên bé phát triển rất tốt về thể chất lẫn trí tuệ. Giáo viên nhẹ nhàng và yêu trẻ.

Tuấn Bùi / ISUZU

Môi trường giáo dục tốt, giáo viên thân thiện, lớp học thoáng. Thực đơn phong phú và đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt học phí rất rẻ so với các trường khác ở Quận 1.

Khánh Ngân / Công ty BENKA